Tóm tắt: Việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài luôn là một chủ đề được quan tâm bởi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam hoặc với doanh nghiệp Việt Nam. Bài viết này đưa ra một ví dụ nổi bật về thực tế công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài của Tòa án Việt Nam. Theo đó, Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 03/2023/KN-KDTM thể hiện: việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam Phán quyết của trọng tài nước ngoài đã phải áp dụng đến thủ tục giám đốc thẩm.
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ không phân tích và đưa ra nhận định hoặc đánh giá về mặt nội dung của vụ việc. Thay vào đó, bài viết sẽ làm rõ các giai đoạn tố tụng của việc giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam Phán quyết của trọng tài nước ngoài đối với vụ việc nêu tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 03/2023/KN-KDTM.
Từ khóa: #huy_phan_quyet_trong_tai #trong_tai_thuong_mai #ban_an #phan_quyet #toa_an #khang_nghi_giam_doc_tham #giam_goc_tham #cong_nhan_va_cho_thi_hanh #phan_quyet_trong_tai_nuoc_ngoai #trong_tai_thuong_mai_2010
1. Thông tin các bên
-
- Người yêu cầu: Công ty Wec Engineers & Constructors Pte., Ltd (“Công ty Wec”);
- Người phải thi hành: Công ty Cổ phần Thương mại Xăng dầu Tân Sơn Nhất (“Công ty Tapetco”)
2. Tóm lược quá trình tố tụng
Sơ lược quá trình tố tụng được thể hiện theo sơ đồ dưới đây:
Quá trình tố tụng cụ thể như sau:
2.1. Năm 2017, Công ty Wec khởi kiện Công ty Tapetco thông qua Tòa án Trọng tài Quốc tế của Phòng thương mại quốc tế (“Trọng tài ICC”) do Công ty Tapetco vi phạm nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng giữa các bên.
2.2. Ngày 06/8/2019, Hội đồng Trọng tài của Vụ việc Trọng tài ICC (“Hội đồng Trọng tài ICC”) tiến hành phiên xử của vụ việc, với địa điểm phiên xử tại trụ sở của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (“VIAC”) ở Thành phố Hồ Chí Minh, các bên đạt được phương án giải quyết thông qua thỏa thuận.
2.3. Ngày 01/10/2019, Hội đồng Trọng tài ICC ban hành Phán quyết số 22845/PTA trên cơ sở thỏa thuận của các bên.
2.4. Công ty Wec gửi đơn yêu cầu Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (“TAND TPHCM”) công nhận và cho thi hành tại Việt Nam Phán quyết số 22845/PTA do Công ty Tapetco không thực hiện đúng thỏa thuận.
2.5. Ngày 26/5/2021, TAND TPHCM ban hành Quyết định số 766/2021/QĐST-KDTM, theo đó công nhận và cho thi hành tại Việt Nam Phán quyết số 22845/PTA của Hội đồng Trọng tài ICC.
2.6. Ngày 03/6/2021, Công ty Tapetco nộp đơn kháng cáo Quyết định của TAND TPHCM lên Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh (“TAND cấp cao TPHCM”).
2.7. Ngày 13/5/2022, TAND cấp cao TPHCM ban hành Quyết định phúc thẩm số 24/2022/QĐ-PT, theo đó chấp nhận kháng cáo của Công ty Tapetco, không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam Phán quyết số 22845/PTA của Hội đồng Trọng tài ICC.
2.8. Ngày 11/5/2023, TAND TPHCM gửi Công văn số 201/TATP kiến nghị Tòa án nhân dân tối cao (“TAND tối cao”) xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Quyết định phúc thẩm 24/2022/QĐ-PT của TAND cấp cao TPHCM.
2.9. Ngày 09/6/2023, Chánh án TAND tối cao ban hành Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 03/2023/KN-KDTM, theo đó:
-
- Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Quyết định phúc thẩm số 24/2022/QĐ-PT của TAND cấp cao TPHCM;
- Đề nghị Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao xét xử giám đốc thẩm, hủy Quyết định phúc thẩm số 24/2022/QĐ-PT của TAND cấp cao TPHCM;
- Tạm đình chỉ thi hành Quyết định phúc thẩm số 24/2022/QĐ-PT của TAND cấp cao TPHCM cho đến khi có Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao.
3. Một số vấn đề về thủ tục tố tụng
3.1.Thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài của TAND TPHCM
a) Khoản 1 Điều 451 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (“BLTTDS 2015”) quy định về cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài, theo đó người có yêu cầu có thể gửi đơn yêu cầu đến:
-
-
- Bộ Tư pháp Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; hoặc
- Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của BLTTDS 2015 trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên không quy định hoặc không có điều ước quốc tế liên quan.
-
b) Các điều ước quốc tế liên quan tới việc công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài mà Việt Nam là thành viên đều không quy định cụ thể cơ quan nào của quốc gia thành viên là cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài. Cụ thể:
-
-
- Công ước về công nhận và cho thi hành các quyết định trọng tài nước ngoài (“Công ước New York 1958”):
-
– Điều 1 Công ước quy định về phạm vi áp dụng:
“Công ước này áp dụng đối với việc công nhận và thi hành các quyết định trọng tài được ban hành tại lãnh thổ của một Quốc gia khác với Quốc gia nơi có yêu cầu công nhận và thi hành quyết định trọng tài đó, xuất phát từ các tranh chấp giữa các thể nhân hay pháp nhân. Công ước còn được áp dụng cho những quyết định trọng tài không được coi là quyết định trong nước tại Quốc gia nơi việc công nhận và thi hành chúng được yêu cầu.”
Trong trường hợp này, vụ tranh chấp được Hội đồng Trọng tài ICC xử tại Việt Nam ngày 06/8/2019, Phán quyết số 22845/PTA của Hội đồng Trọng tài ICC được ban hành ngày 01/10/2019 và được chứng thực tại Paris, Cộng hòa Pháp. Hiện nay, Việt Nam là thành viên của Công ước New York 1958. Theo quy định của Luật Trọng tài Thương mại 2010[1], Phán quyết số 22845/PTA là Phán quyết của trọng tài nước ngoài, không được coi là Phán quyết của trọng tài trong nước. Do đó, việc công nhận và cho thi hành Phán quyết số 22845/PTA thuộc phạm vi áp dụng của Công ước New York 1958.
– Điều 5 Công ước chỉ quy định về điều kiện, thủ tục thực hiện việc yêu cầu và giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài; không quy định rõ đâu là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tại nơi việc công nhận và cho thi hành được yêu cầu.
– Ngoài ra, trong Công ước New York 1958 cũng không có điều khoản nào quy định về cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại các quốc gia thành viên.
-
-
- Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự năm 2001 giữa Cộng hòa Pháp và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
-
Điều 24 Hiệp định quy định về việc công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài dẫn chiếu đến quy định của Công ước New York 1958. Ngoài ra, Hiệp định cũng không có quy định về cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài của mỗi bên.
-
-
- Trên cơ sở khoản 1 Điều 451 BLTTDS 2015 và các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên, Tòa án Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài.
-
c) Theo khoản 5 Điều 31 BLTTDS 2015, “yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài” thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
d) Theo điểm c khoản 2 Điều 35 và điểm b khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015, yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
e) Theo điểm e khoản 2 Điều 39 BLTTDS 2015[2], do người phải thi hành Phán quyết là Công ty Tapetco có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, do đó thẩm quyền giải quyết yêu cầu thuộc về TAND TPHCM.
3.2. Việc giải quyết kháng cáo đối với quyết định giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài của TAND cấp cao TPHCM
Quyết định số 766/2021/QĐST-KDTM về việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài của TAND TPHCM có thể bị kháng cáo, kháng nghị. Việc xem xét, giải quyết kháng cáo, kháng nghị thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp cao.
a) Theo Điều 426 BLTTDS 2015[3], Công ty Tapetco (với tư cách là một bên đương sự) có quyền kháng cáo Quyết định số 766/2021/QĐST-KDTM về việc công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài của TAND TPHCM và yêu cầu Tòa án nhân dân cấp cao xét lại Quyết định này.
Do đó, TAND cấp cao TPHCM có thẩm quyền xét lại Quyết định số 766/2021/QĐST-KDTM về việc công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài của TAND TPHCM.
b) TAND cấp cao TPHCM thực hiện xét lại Quyết định số 766/2021/QĐST-KDTM của TAND TPHCM bị kháng cáo theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 462 BLTTDS 2015.
3.3. Việc kháng nghị giám đốc thẩm của Chánh án TAND tối cao
Quyết định phúc thẩm số 24/2022/QĐ-PT của TAND cấp cao TPHCM có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bởi Chánh án TAND tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
a) Theo điểm c khoản 1 Điều 326 BLTTDS 2015, Quyết định phúc thẩm số 24/2022/QĐ-PT của TAND cấp cao TPHCM có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm do “có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.”
b) Theo khoản 1 Điều 331 BLTTDS 2015[4], Chánh án TAND tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Quyết định phúc thẩm số 24/2022/QĐ-PT của TAND cấp cao TPHCM.
c) Theo khoản 2 Điều 332 BLTTDS 2015[5], Chánh án TAND tối cao có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành Quyết định phúc thẩm số 24/2022/QĐ-PT của TAND cấp cao TPHCM.
3.4. Các giai đoạn tố tụng tiếp theo sau khi Chánh án TAND tối cao ban hành Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 03/2023/KN-KDTM
a) Sau khi Chánh án TAND tối cao ban hành Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, Quyết định này cùng hồ sơ vụ việc phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Sau 15 ngày nghiên cứu hồ sơ, Viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ việc cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm (Điều 336 BLTTDS 2015).
b) Theo điểm a khoản 2 Điều 337 BLTTDS 2015, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán (“Hội đồng xét xử giám đốc thẩm”).
c) Hội đồng xét xử giám đốc thẩm tiến hành giám đốc thẩm theo trình tự, thủ tục quy định từ Điều 338 đến Điều 343 BLTTDS 2015; và ban hành quyết định giám đốc thẩm theo các quy định từ Điều 344 đến Điều 348 BLTTDS 2015.
d) Quyết định giám đốc thẩm sau đó sẽ được gửi cho các đương sự; cho TAND cấp cao TPHCM; cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cơ quan thi hành án.
e) Ngoài ra, Quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao cũng có thể bị đề nghị xem xét lại (Điều 358, 359, và 360 BLTTDS 2015).
[1] Khoản 10, 11 Điều 3 Luật Trọng tài Thương mại 2010:
“10. Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài.
- Trọng tài nước ngoài là Trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam.”
[2] Điểm e khoản 2 Điều 39 BLTTDS 2015
“e) Tòa án nơi người phải thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành có trụ sở, nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài;”
[3] Điều 426 BLTTDS 2015:
“Điều 426. Bảo đảm quyền kháng cáo, kháng nghị
Đương sự có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị quyết định của Tòa án công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài để yêu cầu Tòa án nhân dân cấp cao xét lại theo quy định của Bộ luật này.”
[4] Khoản 1 Điều 331 BLTTDS 2015:
“Điều 331. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.”
[5] Khoản 2 Điều 332 BLTTDS 2015:
“Điều 332. Hoãn, tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
- Người đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.”
4. Kết luận
Tổng quan quá trình tố tụng đối với việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết trọng tài nước ngoài như sau: